Hiển thị các bài đăng có nhãn di du hoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di du hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Tìm hiểu nguồn gốc đi du học Nhật bản

tìm hiểu du học nhật bản, tim hieu du hoc nhat, tim hieu du hoc nhat ban, di  du hoc, đi du học, đi du học nhật, đi du học nhat, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, Du học Nhật bản, du hoc nhat ban, du hoc nhat, du học nhật, du hoc, du học, nguồn gốc du học, nguồn gốc du học nhật bản, nguon goc du hoc nhat ban, chương trình du học nhật bản, 
  du hoc nhat banDu học Nhật bản được xem như một bước tiến cho công cuộc đổi mới của thế hệ trẻ, nước ta trong thời kỳ chiến tranh trải qua nhiều thế hệ lệ thuộc thực dân xâm chiếm , giáo dục chưa được phân vào đâu, đế có người học thức chuẩn mực truyền đạt lại là điều hết sức khó khăn, những nhà học thức ít ổi của chúng ta đã nhận ra điều này. Để thực hiện xây dựng đất nước tri thức, bắc nguồn từ việc học tập tiếp nhận kiến thức từ nhiều quốc gia khác nhau để phục vụ đất nước sau này. Qua đây, chúng tôi đề cập đến nguồn gốc của chương trình du học Nhật bản đến với Việt Nam chúng ta bắc đầu từ đâu nhé!!!

Vào thế kỷ XX, trên khắp đất nước Việt Nam đã dậy lên làn sóng Duy Tân, hiện đại hóa, biểu hiện cho làn sóng này là phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Mở đầu của chuyến đi (tháng 10 năm 1905) của cụ Phan Bội Châu là đưa 3 thanh niên là Nguyễn Thức Canh, Nguyễn Điển, Lê Khiết bí mật vượt qua vòng lưới mật thám Pháp. Tiếp theo sau đó là đoàn thứ hai gồm 5 người, trong số đó có hai anh em Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh là con cụ Lương Văn Can - Hiệu trưởng trường Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội. Chỉ một năm sau đó, năm 1906, Cường Để - Hội chủ hội Duy Tân cũng bí mật lên đường sang Nhật. Đến năm 1908, cụ Phan Bội Châu đã đưa khoảng 200 lưu học sinh của Việt Nam sang Nhật Bản học tập (tại trường Chấn Võ và Đồng Văn thư viện), trong đó có khoảng 100 người quê ở miền Nam.

Tuy phong trào Đông Du chỉ tồn tại được chưa đầy 4 năm (1905 – 1908) nhưng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Khi đất nước còn chìm trong đô hộ của thực dân Pháp, những thanh niên trí thức yêu nước đã biết tìm đường du học để mong kiến thức mình học được phục vụ công cuộc giải phóng đất nước.

Ngày nay thì việc tiếp thu tri thức mới có rất nhiều phương cách: Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du (học) tại chỗ,…bằng cách Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùng học bổng… Vấn đề có chăng là ở chỗ, sau khi hoàn thành khóa học các du học sinh có quay về quê hương đất nước để phục vụ, nhằm đưa mảnh đất nghèo khó của chúng ta sánh vai cùng với các cường quốc trên khắp các châu hay không – đó còn là một dấu chấm hỏi khó tìm ra lời giải.

Người tiên phong của thời kỳ đổi mới

Có thể nói người tiên phong trong việc đưa học sinh Việt Nam ở thời kỳ đổi mới sang Nhật Bản học tập đó chính là thầy Nguyễn Đức Hòe, hiệu trưởng trường Nhật Ngữ Đông Du. Sự ra đời của trường Nhật Ngữ Đông Du tháng 04/1991 và chương trình du học Nhật Bản tháng 04/1992 đã chính thức mở ra một thị trường du học đầy tiềm năng. Chương trình du học nhật bản của Đông Du tập trung chủ yếu vào các chương trình học bổng và chương trình tài trợ của báo Asahi. Hiện nay thì Đông Du cũng đã triển khai thêm một số dịch vụ du học Nhật bản khác nữa nhưng chúng tôi không tiện phân tích....

Mặc dù Đông Du là đơn vị tiên phong trong việc giới thiệu học sinh Việt Nam đi du hoc nhat ban, nhưng chương trình du học này chỉ thực sự bùng nổ vào những năm gần đây bởi các ”tác nhân chính” sau đây:

1.    Tháng 04/2000. Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” (gọi tắt là Đề án 322) và cấp học bổng du học cho các nhóm đối tượng hưởng lương từ ngân sách và doanh nghiệp nhà nước, cũng góp phần khiến cho bức tranh du học Nhật Bản thêm phong phú.

2.    Các chương trình hỗ trợ học bổng của chính phủ Nhật Bản dành cho sinh viên Việt Nam nhiều hơn do tự tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản.

3.    Tổ chức hỗ trợ sinh viên quốc tế du học Nhật Bản (Jasso) ít nhất 2 lần/1 năm tổ chức những triển lãm lớn thu hút hàng ngàn người tham dự để giới thiệu chương trình du học Nhật Bản đến sinh viên Việt Nam.

4.    Các trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản và trung tâm giao lưu văn hóa Việt - Nhật mở ra cũng góp phần không nhỏ quảng bá chương trình du học Nhật Bản đến du học sinh Việt Nam.

5.    Các nước có truyền thống nhận du học sinh Việt Nam như: Anh, Úc, Mỹ....v.v.. thiết chặt quy định cấp Visa du học. Do đó, một bộ phận không nhỏ du học sinh đã chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định cấp Visa du hoc nhat đơn giản hơn.

6.    Số lượng Tu Nghiệp Sinh (những người làm việc tại Nhật Bản 3 năm) trở về nước cũng góp phần tuyên truyền về cuộc sống và văn hóa Nhật Bản.

7.    Một số thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...v.v... đã thiết chặt hơn về quy định cấp Visa cho người lao động. Đó cũng là lý do khiến người lao động chuyển hướng sang du học Nhật Bản vì các quy định về việc làm thêm nơi đây lương còn cao hơn rất nhiều so với lao động xuất khẩu tại các nước khác.

8.    Một số công ty tư vấn chuyên về du học Nhật Bản do các nhóm du học sinh đã từng học tập và làm việc tại Nhật Bản mở ra thời gian gần đây tại Việt Nam, cũng góp phần tạo cầu nối thông tin giữa du học sinh Việt Nam và các cơ sở giáo dục uy tín của Nhật Bản.

Ngày nay, Nhật bản thu hút du học Việt Nam sang Nhật mỗi năm lên đến hàng ngàn sinh viên, du học tại Nhật bản được xem như là cánh cửa mở, rất nhiều kỳ vọng cho những ai mong muốn học tập và làm việc tại Nhật.

Qua bài viết này, giúp các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật và những ai mong muốn sang Nhật học tập, biết được nguồn gốc bắt đầu chương trình du học Nhật bản và các bạn là những người tiếp nối sau này.

Chúc các bạn học tập và làm việc tại Nhật bản đạt nhiều thành tích tốt nhất!
chuong trinh du hoc nhat ban, chuong trinh du hoc nhat, chương trình du học nhật, đi du học, di du hoc, đi du học nhật, di du hoc nhat, di du hoc nhat ban, đi du học nhật bản, Tìm hieu du hoc, tìm hiểu du học, tìm hiểu du học nhật, tìm hiểu du học nhật bản, tim hieu du hoc nhat, tim hieu du hoc nhat ban, di  du hoc, đi du học, đi du học nhật, đi du học nhat, đi du học nhật bản

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Đi xuất khẩu lao động hay đi du học tại Nhật bản

lao dong tai nhat ban, đi xuất khẩu lao động tại nhật bản, đi du học nhật, di hoc nhat, di du hoc, đi du học, di du hoc nhat ban, đi du học nhật bản, đi xuất khẩu lao động hay đi du học, di xuat khau lao dong hay di du hoc, di xuat khau lao dong, đi xuất khẩu lao động, đi xuất khẩu lao động tại nhật, di xuat khau lao dong tai nhat, di xuat khau lao dong tai nhat ban, đi xuất khẩu lao động
xuat khau lao dongXuất khẩu lao động gọi là “Tu Nghiệp Sinh” , tại Nhật Bản là thị trường tìm năng với những ai cần tìm cho mình một công việc có thu nhập xứng đáng với công lao động mình bỏ trên xứ người, với số lượng đi “Tu nghiệp Sinh” đi ồ ạc vào những năm trước đây và có những trường hợp đáng tiết là tiền mất tật mang, vì mới sang chưa làm thu được bao nhiêu lại bị công ty nơi làm bị phá sản hay hết việc làm hay công việc quá ít,
những người này buộc phải về nước với tay không, một số người trốn ra ngoài tìm việc làm kiếm tiền để bù lại số tiền ban đầu phải bỏ ra, nhưng tiết thay trường hợp trốn bỏ ra ngoài xin việc nhiều nơi không nhận làm, vì họ yêu cầu phải có giấy tờ đầy đủ và lý lịch rõ ràng mà không có thì họ không nhận, phần lớn lao vào đường cùng là ăn cắp vặt, mà ở Nhật rất nghiêm về tình trạng này nếu ai mà ăn cắp hay vi phạm pháp luật thì bị bắt lại trục xuất về nước và vĩnh viễn sẽ không có cơ hội quay lại Nhật Bản lần 2.
Vì vậy ngày nay đi Xuất khẩu lao động tại Nhật bản được thắt chặt về việc phỏng vấn của các công ty Nhật Bản, yêu cầu tiếng Nhật cũng như kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và cũng rất khó khăn trong việc cấp visa. Với số lượng đăng ký đi Xuất khẩu lao động chỉ đạt 20% đến 30% trong tổng số đăng ký.
Vì điều kiện tuyển chọn khó nên những ai đăng ký đi Xuất khẩu lao động tại Nhật bản có khi 2 đến 3 năm cũng không được đi nên đều phải bỏ cuộc là không thể thiếu. Nên số lượng những người đang đăng ký đi Xuất khẩu lao động chuyển sang đi du học vừa học vừa làm tại Nhật Bản rất nhiều, tuy nhiên đi du học thì các bạn phải tốn phí hơn đi “Tu Nghiệp Sinh” một ít nhưng các bạn được phép ở Nhật học tập làm việc lâu dài thời gian không giới hạn, có cơ hội định cư và thu nhập cao như người Nhật. Vậy đến đây chúng tôi khuyên các bạn đi du học tại Nhật là phương án tốt nhất nếu bạn muốn sống học tập, làm việc tại Nhật lâu dài và muốn có một công việc tốt cho tương lai bạn.


Đi tu nghiệp với đi du học tại Nhật bản có gì khác
Đây là bài viết trên trang Cuộc Sống Nhật Bản yurika.saromalang. Mục đích: So sánh đi tu nghiệp và đi du học Nhật Bản.
TẠI SAO GỌI LÀ TU NGHIỆP?
Đi tu nghiệp là đi học hỏi kỹ năng nghề nghiệp nào đó, là bạn sang Nhật làm tại một công ty nào đó (ví dụ công ty may) và học hỏi kỹ năng của họ. Tại Nhật bản thu nhập người đi tu nghiệp có mức lương tối thiểu từ 650 - 800 yên/giời nhưng bạn không được áp dụng cho thu nhập này, vì bạn không phải đang đi làm mà là “đi học nghề” theo visa mà bộ phận cấp thị thục chấp nhận.  

Mục đích của tu nghiệp
Mục đích của việc đi tu nghiệp là đi làm để kiếm tiền. Theo yêu cầu cấp thị thực của Sở Lưu Trú Nhật Bản, đi tu nghiệp chỉ được phép ở tại Nhật tối đa là 3 năm và bạn làm việc trong xưởng hay công ty của Nhật. Bạn không cần biết tiếng Nhật mà có người quản lý bạn.
Yêu cầu chuyên môn: Đáp ứng được tay nghề các hãng xưởng yêu cầu
Đầu tư ban đầu: Tiền đặt cọc (khoảng 8 -10 ngàn USD)
Kết quả / Số tiền kiếm được: Xem tính toán bên dưới
Tính toán tài chính cho đi tu nghiệp
Dưới đây là chia sẻ của một bạn tu nghiệp sinh đã đi tu nghiệp ở một nhà máy cơ khí tại Fukuoka. Các bạn có thể tham khảo để tính kế hoạch tài chính cho mình.
Nơi tu nghiệp: Tỉnh Fukuoka
Năm đi tu nghiệp: 2011
Đặt cọc ban đầu để đi tu nghiệp: 8000 USD
Lương năm đầu: 70 ngàn Yên/tháng
Tiền nhà năm đầu: Được công ty chi trả
Lương năm thứ 2 và 3: 140,000 Yên/tháng
Tiền nhà năm 2, 3: Tự trả; Sau khi trừ tiền nhà, điện, nước còn dư 115,000 Yên/tháng

Về làm thêm:
Năm đầu: Làm thêm được 500 yên/giờ, từ năm 2: 1000 yên/giờ
Thời gian làm thêm: Tùy giai đoạn, ví dụ 2 giờ/ngày, làm cả ngày thứ 7, chủ nhật
Ngày nghỉ: Nghỉ 2 ngày thứ 7 và 4 ngày chủ nhật
Khi về được trả cọc: Được trả hết hoặc thành nhiều đợt tùy công ty.
Tiền vé máy bay: Tu nghiệp sinh không phải trả
Tiền ăn một tháng trung bình khoảng 10 ngàn ~ 20 ngàn Yên/tháng.
Tiền thu được ước lượng (sau 3 năm): 5 x 12 + 8 x 24 = 2,500,000 Yên ~ 3,000,000 Yên

Đánh giá chung
Bạn có thể làm quen với cuộc sống Nhật Bản, tiếng Nhật và kiếm được một số tiền tương đối. Việc học tiếng Nhật sẽ không dễ dàng vì bạn phải đi làm 8 tiếng một ngày (nghỉ thứ 7, chủ nhật) và thường không có thời gian hay thể lực để theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện (thường do quận/huyện nơi bạn sống tổ chức). Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tự học (học online trên web) và chịu khó đi các lớp tiếng Nhật dạy tình nguyện vào cuối tuần thì bạn cũng có thể nâng trình độ tiếng Nhật lên một mức khá (có lẽ khoảng N3). Việc đi làm chung với người Nhật cũng có thể giúp bạn rèn luyện giao tiếp cơ bản.

Nếu bạn muốn quay lại Nhật du học: Hãy tiết kiệm tiền và trau dồi tiếng Nhật lên khoảng cấp độ N3. Số tiền cần nộp ban đầu cho trường Nhật ngữ thường gồm 1 năm tiền học (khoảng 600 ngàn yên) và 6 tháng tiền ký túc xá (khoảng 180 ngàn yên), tiền nhập học và các chi phí nhập học (khoảng 100 ngàn yên), tổng cộng là khoảng 900 ngàn yên (tỷ giá hiện tại là tầm 200 triệu VND). Còn bạn học tiếng Nhật lên tầm N3 là để khi vào học rồi có thể đi xin việc làm thêm và trang trải chi phí sinh hoạt, học phí khi học tại Nhật.
THẾ NÀO LÀ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN
Bạn sang Nhật học tiếng Nhật, học đại học, học cao đẳng, học nghề, ... Visa (thị thực, tức giấy phép cho bạn nhập cảnh và cư trú) của bạn là visa du học. Thường bạn sẽ phải gia hạn visa theo từng năm hoặc 2 năm (tùy trường hợp).

Nếu tiếng Nhật bạn đủ cao thì bạn có thể thi vào trường đại học, cao đẳng, trường nghề của Nhật mà không cần học tiếng Nhật tại Nhật. Thường thì bạn sẽ phải thi kỳ thi Du học sinh (日本留学試験 Nihon Ryugaku Shiken, thường gọi tắt là “thi Ryu”) và dùng điểm này để đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng của Nhật và thi theo kỳ thi trường tổ chức riêng cho du học sinh (xem thêm bài Học đại học tại Nhật Bản).

Tuy nhiên, thông thường bạn chưa biết nhiều tiếng Nhật như thế, nên bạn sẽ đăng ký vào học tại một trường Nhật ngữ trong tối đa 2 năm (visa cho việc học tiếng Nhật sẽ chỉ được cấp tối đa 2 năm). Trong vòng 2 năm đó bạn sẽ thi lên một trường đại học, cao đẳng, hay trường nghề nào đó và học tiếp. Khi tốt nghiệp, bạn có thể về nước hoặc xin việc và đi làm tại Nhật.

Thời hạn du học:
Tối đa 2 năm học tiếng Nhật + Thời gian học cao đẳng, đại học, ...  = 4 ~ 7 năm
Yêu cầu tiếng Nhật: Sơ cấp trở lên (Không biết gì cũng được nhưng nên biết)
Đầu tư ban đầu: Tiền nhập học, học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng (khoảng 900 ngàn Yên, tương đương 200 triệu – tháng 4/2013)
Kết quả: Ngoại ngữ (tiếng Nhật), bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm học tập / sinh sống / đi làm thêm tại Nhật, cơ hội đi làm lương cao tại Nhật
Đánh giá chung
Du học có thể là kinh nghiệm tuyệt vời của bạn mặc dù có thể khá vất vả vì bạn vừa học vừa làm. Tuy nhiên, thành quả bạn thu được không nhỏ và du học là sự đầu tư sinh lời trong lâu dài, ngược với đi tu nghiệp là sự đầu tư sinh lời trong ngắn hạn. Tất nhiên, bạn cũng nên lựa chọn giữa du học Nhật và du học các nước khác như Anh, Úc, Mỹ, Singapore, ...

đi xuất khẩu lao động tại nhật bản, đi du học nhật, di hoc nhat, di du hoc, đi du học, di du hoc nhat ban, đi du học nhật bản, đi xuất khẩu lao động hay đi du học, di xuat khau lao dong hay di du hoc, di xuat khau lao dong, đi xuất khẩu lao động, đi xuất khẩu lao động tại nhật, di xuat khau lao dong tai nhat, di xuat khau lao dong tai nhat ban, đi xuất khẩu lao động tại nhật bản

Đi du học và tìm việc làm thêm tại Nhật bản

, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, di du hoc nhat, đi du học nhật, việc làm tại nhật, viec lam tai nhat, việc làm tại nhật bản, viec lam tai nhat ban, đi du học tại nhật, di du hoc tai nhat, di du hoc tai nhat ban, đi du học tại nhật bản, di du hoc, đi du học, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, di du hoc nhat, đi du học nhật, việc làm tại nhật, viec lam tai nhat, việc làm tại nhật bản
di du hocĐi du học và tìm việc làm thêm tại Nhật bản nhận lương cao.
Ngày nay, du học không còn xa lại đến với phụ Huynh và học sinh Việt Nam, nhưng tính đến việc đi du học một việc không thể xe và tính đến tài chính. Đối với gia đình khá giả thì việc đi du học không phải là nỗi lo, nhưng còn nhiều bạn có nguyện vọng đi du học mà gia đình có tài chính vừa phải hay chỉ có thể đủ lo tiền học lại là một gánh nặng. Đến đây, chúng tôi khuyên bạn đừng phải bận tâm đến tài chính của gia đình bạn hiện tại mà hãy nghĩ đến tương tai của chính mình.
Việc du học thì có nhiều nước, nếu gia đình bạn có tài chính tốt thì bạn có thể đi bất kỳ nước nào mà bạn thích, nhưng chưa hẳn nơi đó là sự lựa chọn duy nhất. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn chương trình đi du học Nhật bản vừa học vừa làm mà ai cũng có thể đi, có nghĩa là thời gian bạn đi du học bạn được phép đi làm thêm mà không phải phụ thuộc với gia đình về tài chính.
Việc làm thêm Nhật Bản: Nhật Bản là đất nước có nguồn vốn hỗ trợ ODA lớn nhất của Việt Nam. Số lượng khách du lịch cũng như doanh nhân Nhật bản sang Việt nam tìm cơ hội kinh doanh ngày 1 đông. Người Nhật trước đây rất ngoan cố, lòng tự hào dân tộc của họ quá cao nên rất ít người chịu khó đi học tiếng nước khác. Nhưng giờ đây, trong thế giới đang ngày 1 phẳng hóa, để có thể hợp tác thành công, họ nhận ra rằng họ phải hiểu về văn hóa của nước sở tại mà điều đó chỉ có thể đạt được khi họ biết tiếng.
Vì vậy hiện nay số người Nhật muốn học tiếng Việt đang ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội lớn cho các du học sinh Việt Nam đang sống và học tập tại Nhật. Nếu có được cơ hội dạy thêm tiếng Việt cho người Nhật, chắc chắn bạn sẽ thu được không ít lợi ích.

Làm sao để tìm được công việc thú vị này


- Qua bạn bè: Hãy tích cực làm quen và giao lưu với cộng đồng người Nhật quanh bạn. Tham gia các CLB, các hoạt động ngoại khóa, các tổ chức xã hội…Quen biết càng rộng thì cơ hôi có việc làm của bạn càng lớn. Rất có thể 1 ngày nào đó sẽ có 1 người bạn gọi cho bạn với nội dung: “Moshi, moshi. Anh bạn tớ sắp sang Việt Nam kinh doanh, cần học tiếng Việt cấp tốc. Cậu có thể đi dạy ko?” Chúc mừng bạn nhé!

- Qua các trang web và bản tin tuyển dụng: Hãy tích cực ghé thăm và tìm hiểu các trang web, các bản tin tuyển dụng. Bạn hoàn toàn có thể tìm được thông báo tuyển dụng tìm giáo viên dạy tiếng Việt trên các trang đó. Hãy kiên nhẫn!

- Qua các công ty: Hãy thử tìm hiểu và gửi mail đến 1 số công ty. Rất có thể họ đang muốn tìm 1 giáo viên người Việt vui tính để dạy tiếng cho đội ngũ kinh doanh tinh nhuệ của họ chuẩn bị sang Việt nam chinh chiến. Dạy tiếng Việt cho người Nhật là 1 công việc tuyệt vời mà bất cứ du học sinh nào có khả năng tiếng Nhật tốt đều mong muốn. Tuy nhiên để có thể tìm được công việc như ý. Chắc chắn bạn sẽ mất nhiều thời gian tìm tòi đấy.

Thu nhập hàng tháng :
Trước đây bạn sẽ phải ghen tị khi nhìn thông báo tuyển dụng gia sư tiếng Anh cho người Nhật vì mức lương cao ngất ngưởng (~1500-4500 yên/giờ) cho “Native Speaker”, nhưng giờ đây nếu bạn được đi dạy gia sư tiếng Việt cho người Nhật thì mức lương đó cũng là trong tầm với của bạn.
Trau dồi thêm các kỹ năng Tiếng Nhật:
Việc có thể giảng dạy được tiếng Việt cho người Nhật đòi hỏi bạn phải có khả năng diễn đạt ý của bản thân bằng tiếng Nhật. Điều này sẽ giúp cho khả năng diễn đạt và giao tiếp tiếng Nhật của bạn tăng đột biến.
Có cơ hội được tiếp xúc với các doanh nhân thành công
Doanh nhân là nhóm người có nhu cầu học tiếng Việt khá cao. Họ sắp bỏ ra 1 số tiền khá lớn để đầu tư vào Việt Nam nên nếu thất bại họ sẽ mất rất nhiều. Muốn tăng tỉ lệ thành công lên cao nhất họ phải hiểu rõ được sự tình của Việt Nam, từ nhu cầu của người dân đến thổ địa. Chính vì thế họ đăng ký học tiếng Việt. Có thể trong giờ nghỉ hay trong quá trình học, họ sẽ chia sẻ với bạn 1 vài bí quyết giúp cuộc sống của bạn thay đổi. Hãy tận dụng họ nhé.
Tìm hiểu Việc làm tại Nhật bản, Thủ tục hồ sơ du học, Chi phí sinh hoạt khi đi du học Nhật

di du hoc, đi du học, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, di du hoc nhat, đi du học nhật, việc làm tại nhật, viec lam tai nhat, việc làm tại nhật bản, viec lam tai nhat ban, đi du học tại nhật, di du hoc tai nhat, di du hoc tai nhat ban, đi du học tại nhật bản, di du hoc, đi du học, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, di du hoc nhat, đi du học nhật, việc làm tại nhật, viec lam tai nhat

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Đi du học Nhật bản cần mang theo những gì?

di du hoc nhat ban can mang theo nhung gi, di du hoc, đi du học, di du hoc nhat, đi du học nhật, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban,du học nhật bản cần mang theo những gì, di du hoc nhat ban can mang theo nhung gi, di du hoc, đi du học, di du hoc nhat, đi du học nhật, đi du học nhật bản, di du hoc nhat ban, đi du học nhật bản cần mang theo những gì, di du hoc nhat ban can mang theo nhung gi, di du hoc, đi du học, di du hoc nhat, đi du học nhật, đi du học nhật bản

du hoc nhat17Đi du học Nhật bản cần đem theo những gì cho hợp lý.
Sau khi bạn nhận được Visa từ phía Lãnh Sự Quán Nhật, bạn nên chuẩn bị hành lý thật kỹ trước khi sang Nhật nhập học. Cần chú ý những hành lý như: vé may bay cho phép giới hạn bao nhiêu ký, những giấy tờ nào phải mang theo, đồ dùng cá nhân và những vật dụng cần thiết để khi đến Nhật các bạn không phải lúng túng. Sau đây chúng tôi chia sẻ với các bạn những vật dụng cần mang theo.
Xem Chi phí sinh hoạt tại Nhật bản
Chú ý đầu tiên:
 Số cân được mang theo
Đồ mang theo thường gồm 2 loại: Ký gửi theo máy bay và xách tay lên máy bay. Thông thường số cân sẽ như sau:
Hành lý ký gửi: 20 kg ~
Hành lý xách tay: Túi không quá 7 kg
Bạn phải kiểm tra số ký mang theo khi mua vé. Nếu bạn mang chất lỏng, dao kéo thì bạn phải để trong hành lý ký gửi vì lý do an ninh.
Nhớ cân ký hành lý trước khi ra sân bay!
Nhiều khi bạn mang rất nhiều mà lại tưởng ít, khi ra sân bay bị bắt bỏ lại hay phải đóng mức phí quá cân khá cao.
Mang gì sang Nhật trong lần đầu tiên?
Giấy tờ cần thiết
Bạn không được quên các giấy tờ cần thiết như:
Hộ chiếu
Vé máy bay
Đây là 2 thứ bắt buộc bạn phải có. Nhớ mang túi nhỏ đeo theo người và mang các giấy tờ này theo người. Đừng quên chúng ở sân bay hay bỏ vào hành lý ký gửi! Khi bạn ký gửi hành lý và lấy Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm cả Boarding Pass kè kè theo người nữa.
Học bạ cấp ba, chứng minh thư: Không cần và không nên mang theo, nhỡ thất lạc.
Sổ hộ khẩu, giấy khai sinh: Không cần và không nên mang theo.
Những thứ trên nếu ở Nhật cần thì gia đình bạn có thể scan và gửi qua được, và Nhật cũng chỉ yêu cầu có bản sao là được. Tuy nhiên chắc chẳng bao giờ bạn dùng đến.
Ảnh thẻ
Chụp ảnh lấy ngay bên Nhật khoảng 700 yên, không rẻ nên bạn nên mang khá nhiều ảnh theo, đủ dùng trong vài năm, gồm có:
Ảnh 3x4
Ảnh 4x6
Bạn cũng nên lưu ảnh thẻ vào USB hay trên Internet để có gì in ảnh tại Nhật nếu cần.
Quần áo
Thường bạn sang vào tháng 4 (mùa xuân) hay tháng 10 (mùa thu), tiết trời sẽ lành lạnh cho nên bạn nên mang một cái áo ấm(loại có thể mặc trong mùa đông luôn) và đừng mang nhiều áo rét quá vì sang Nhật mua cũng rất rẻ (chỉ tầm 1000 đến 2000 yên), áo Nhật lại rất ấm, nhẹ hơn hẳn Việt Nam - chống lạnh tốt hơn vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật. Mang nhiều áo rét quá thì sẽ rất tốn chỗ, lại không có lợi về kinh tế. => Đừng mang áo rét quá nhiều (quá 2)!
Ngược lại, bạn nên mang đủ nhiều áo thun, đồ lót, quần áo mỏng mặc ở nhà, v.v... và một vài áo khoác mỏng mặc mùa xuân hoặc mùa thu. Nên chọn những cái nào bạn ưng ý nhất thôi vì sang Nhật quần áo rất nhiều và cũng không hề mắc so với Việt Nam (ví dụ quần jean Uniqlo khá đẹp cũng tầm 2000 yên thôi, còn quần jean N&M ở Việt Nam cũng đã 500 ngàn rồi).
Tất nhiên là quần áo mỏng thì nên mang nhiều nhiều, vừa thay thường xuyên được lại có thể giữ ấm mà vẫn không tốn chỗ va ly.
Vớ (tất): Mang một cơ số đôi đi vì bên Nhật khá lạnh, không thì vào hàng 100 yên mua cũng được
Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Bạn nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng vì tuy bên Nhật có thể mua được nhưng không phải lúc nào bạn cũng đi siêu thị được ngay và cũng chưa biết chỗ nào rẻ. Với lại đồ trong siêu thị có nhãn tiếng Nhật nên cũng có khả năng mua nhầm nữa.
Quần áo lót: Nên mang đủ dùng và đủ thay
Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: Nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ
Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai, kéo tỉa lông mũi: Mang theo mỗi thứ 1 cái
Gương, móc áo, xi đánh giày, xà bông v.v...: Không nên mang, ở Nhật ra hàng 100 yên thì đầy, lại rẻ hơn VN.
Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: Nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần (thời gian làm quen cuộc sống mới), nhất là các bạn nữ.
Khăn tắm, khăn mặt: Mang theo đủ dùng
Tiềndu hoc nhat15. Nếu được nên mang tầm 100,000 ~ 200,000 yên (1000 ~ 2000 USD), nhớ đổi ra tiền yên, không mang tiền VND hay USD (rất khó đổi USD vì ở Nhật chỉ xài JPY).
À, nếu bạn nghĩ tới ngày nhập cảnh về VN thì có thể mang tầm 500,000 VND để mua thẻ điện thoại chẳng hạn, hay nộp những loại phí mà không tiện nói tên!
Thuốc, đồ dùng sức khỏe
Nên mang theo thuốc cảm cúm, đường ruột (dị ứng, ho, sốt) mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 - 3 tháng là được), đừng mang quá nhiều vì chắc bạn chẳng bao giờ dùng tới, với lại bạn đi du học thì thường khá trẻ và khỏe, không khí và đồ ăn bên Nhật lại rất sạch nên cũng khó có gì xảy ra.
Bạn nên mang:
Vitamin C: Rau quả bên Nhật thường ít hơn và bạn chưa quen, ngoài ra giá cả thường mắc hơn thịt nên bạn mang vitamin C cho chắc, có gì còn bổ sung.
Các thực phẩm chức năng khác: Tùy loại bạn thường dùng.
Đồ ăn, đồ uống
Đồ uống: Không nên mang theo vì bên Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ (1 lít nước cam hay táo là 100 yên, 1 lít sữa là 100 yên => Rẻ gấp 2 - 3 lần giá cả tại Việt Nam), ngoài ra bạn cũng không xách tay được đồ uống lên máy bay (và cũng không cần vì máy bay có phục vụ đồ uống) vì lý do an ninh. Bạn chỉ nên mang nước suối để tránh mất nước khi đi tới sân bay thôi.
Đồ ăn: Nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn nên mang theo:
1 thùng mỳ ăn liền
1/2 ký chà bông (ruốc)
Đừng mang nhiều quá vì bên Nhật cái gì cũng có, và giá rẻ hơn ở Việt Nam (về trứng, tàu hũ, v.v...). Mỳ ăn liền và chà bông để thời gian đầu tiết kiệm tiền và chưa hợp khẩu vị đồ ăn Nhật mà thôi. Đằng nào thì bạn cũng không thể ăn mỳ liên tục được!

Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền....
Giả sử bạn được mang nhiều hành lý (ví dụ vé ANA mang được 46kg) và bạn muốn tiết kiệm tiền ăn thời gian đầu sang Nhật thì bạn có thể mang nhiều đồ ăn đi, đặc biệt là gia vị:
2 thùng mỳ ăn liền: Nên mua nhiều loại cho đổi vị
Tỏi: Ví dụ 1/2kg (Không phải bên Nhật không có, nhưng rau củ quả thường mắc)
Hành khô (hành tím): Ví dụ 1/2kg (Bên Nhật không có)
Tôm khô: 1/2kg (Dùng cho nhiều mục đích, đừng mang nhiều kẻo lại hỏng)
Cá khô: Vừa phải, có khi cá khô bên Nhật ngon hơn mà cũng không quá mắc
Bột nêm, ví dụ Knor: Khoảng 1kg nhưng nên mua loại nhiều túi nhỏ để dễ bảo quản thay vì 1 túi lớn
Trái ớt khô (Ớt tươi bên Nhật mắc)
X Chanh và tiêu thì khỏi mang. Tiêu bên Nhật không mắc, còn chanh thì có chai nước cốt chanh (chanh tươi bên Nhật khá mắc đấy).
Nước mắm: Có thể mang chai nhỏ nhưng phải bọc cẩn thận coi chừng bể, nhất là hành lý có thể bị quăng quật. Nước mắm có thể mua ở bên Nhật ở một số cửa hàng bán Asian Food.
Các loại đồ khô khác: Mang được bao nhiêu thì mang, nhưng mua nhiều coi chừng cháy túi
Ngoài ra, các siêu thị Nhật khi đến giờ (8 - 9 giờ tối) thì thường thực phẩm giảm giá khá nhiều (10 - 50%) nên nếu bạn canh đúng giờ và gặp may mắn thì cũng có thể tiết kiệm kha khá tiền ăn khi mới sang Nhật.
Máy tính xách tay, điện thoại
Máy tính xách tay: Nếu máy tính bạn vẫn xài được tốt thì nên mang theo, vì điện máy tính là 100 - 240 V nên có thể sạc điện tại Nhật (ở Nhật dùng điện 100 V).
Điện thoại: Chú ý là băng tần điện thoại Nhật Bản và Việt Nam khác nhau, nên có mang sang cũng không xài được. Bạn dùng để báo thức hay vào wifi (nếu điện thoại bạn bắt được wifi) thì được. => Mang hay không tùy bạn!
Không nên mang máy tính để bàn (desktop computer) đi, vì rất nặng, cồng kềnh mà lại "chở củi về rừng".
Từ điển, kim từ điển
Kim từ điển bên Nhật thường là Nhật - Anh, Nhật - Nhật nên bạn nên:
Mang từ điển giấy cả Việt - Anh lẫn Anh - Việt, loại tốt tức là có câu ví dụ đàng hoàng.
Nếu được: Mang từ điển giấy loại hai chiều Việt - Nhật, Nhật - Việt. Tuy nhiên chắc không có từ điển nào hay, nhiều khi cũng không chính xác lắm.
Sách học tiếng Nhật, các sách toán lý hóa, v.v...
Đừng mang, chẳng có ích gì đâu. Tuy nhiên nếu có sách nào bạn tâm đắc thì mang cũng được. Nếu bạn muốn học tiếng Nhật, hãy dùng sách ở trường Nhật ngữ của bạn. Còn sách toán lý hóa thì nên học trực tiếp từ giáo trình hay đề thi của Nhật, như thế sẽ sát hơn, tiết kiệm thời gian mà khả năng đậu cao hơn nhiều.
 Đồ điện (Nồi cơm điện, v.v...)
Đừng mang, vì đồ điện bên Nhật xài điện 100V còn Việt Nam lại xài 220V nên bạn sẽ không dùng được. Bếp ga du lịch cũng thế, vì kích thước bình ga 2 nước khác nhau.
 Chén, bát, tô, đũa, thìa, v.v...
Đừng mang vì hàng 100 yên đều có.
 Dao, kéo
Chỉ được mang theo hành lý ký gửi thôi không được cầm lên máy bay, tuy nhiên không nên mang theo vì hàng 100 yên rất nhiều và rẻ.
Vở, bút viết, bút chì, v.v...
Thật ra thì cũng chẳng cần mang làm gì, tuy nhiên bạn nên:
Mang ít nhất một cái bút bi (để điền form ở sân bay nếu cần)
Một quyển sổ tay (để ghi chú ở sân bay)
Vở viết: Mang 1 quyển chắc ổn
Những thứ này hàng 100 yên có nhiều, giá chẳng bao nhiêu.
Con dấu
Ở Nhật người ta dùng con dấu cá nhân. Khi làm tài khoản ngân hàng bắt buộc bạn phải làm con dấu. Thường thì trường Nhật ngữ sẽ đặt làm con dấu giúp bạn, giá khoảng 2000 yên (20 USD). Nếu bạn muốn tiết kiệm khoản này bạn có thể tự làm con dấu trước ở Việt Nam (nhớ làm loại nào bền vào nhé, mất con dấu là làm thủ tục ngân hàng báo mất đó). Thường nếu bạn tên là gì thì làm con dấu tên đó, ví dụ tên là HƯƠNG thì làm con dấu tên HUONG hay HƯƠNG chẳng hạn.
Người Nhật thì làm con dấu là họ của họ, ví dụ 高橋 (Takahashi). Hàng 100 yên cũng bán con dấu, nhưng là các họ người Nhật, đôi khi có chữ kanji lẻ như 香 (Hương) chẳng hạn, nhưng ít. Bạn không định lấy tên là Inoue gì đó đấy chứ??
Con dấu cá nhân thường rất nhỏ, chỉ tầm 1 ngón tay, đường kính là tầm 1 cm thôi nhé. Nếu trường làm thì nên dặn họ làm thêm cả dấu tiếng Việt cho nó sang trọng!
Hàng 100 yên có gì?

Hàng 100 yên (百円ショップ hyakuen shoppu) hầu như có mọi thứ bạn cần trong cuộc sống hàng ngày, kể cả quần áo (tuy không hợp thời trang lắm). Dao, kéo, chén, đũa, tô, đũa dùng một lần, chén dùng một lần, nồi, móc áo, xi đánh giày, đồ vệ sinh cá nhân, bàn chải đánh răng, dây lưng, v.v.... đều có và giá còn rẻ hơn Việt Nam. Do đó bạn không nên mang những thứ mà hàng 100 yên có.

Bạn nên xem video sau trên Youtube, Pack like a Pro (Đóng đồ như chuyên gia):
Những điều bạn nên nhớ khi sang Nhật lần đầu tiên
Đừng mang quá nặng và nhiều đồ không cần thiết (gồm sách vở Việt Nam, đồ điện, v.v...)
Mang ít thực phẩm và đồ dùng cá nhân theo cho những ngày đầu
Ở Nhật Bản thứ gì cũng có, trừ thực phẩm ra thì thứ gì hầu như cũng rẻ hơn và tốt hơn Việt Nam (Đố bạn tìm được thứ gì mà Nhật đắt hơn đấy!)
Đóng gói hành lý gọn gàng, nên dùng va ly kéo đi được (loại đủ tốt), nên mang: 1 va ly, 1 ba lô đeo, 1 túi xách đeo theo người (đựng giấy tờ hải quan)
Quần áo tại Nhật tốt và hợp thời trang => Đừng mang quá nhiều quần áo theo, chỉ mang quần áo đủ dùng
ĐỪNG BAO GIỜ MANG NHỮNG THỨ KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT!
Nếu Takahashi đi Nhật
Nếu tôi đi Nhật thì tôi sẽ mang các thứ sau:
Bắt buộc: Hộ chiếu, vé máy bay
Ảnh 3x4, 4x6 đủ nhiều (vài chục tấm), con dấu
Máy tính xách tay, điện thoại (làm đồng hồ báo thức), một USB, một ổ cứng di động (nếu có => dùng sao lưu cho chắc thôi, nhưng mua bên Nhật chắc rẻ mà tốt hơn)
Áo rét: 1 cái, áo khoác mỏng: 2-3 cái, áo thun: 5-6 cái, áo sơ mi (T-shirt): 1 cái mặc cho trang trọng, quần tây: 1 cái, giầy tây: 1 đôi, quần jean: 2 cái, quần lửng: 1-2 cái, quần lót: đủ xài cả tuần, vớ: 4-5 đôi
Bàn chải, tuýp kem đánh răng nhỏ, chai dầu gội nhỏ, chai sữa tắm nhỏ, đồ vệ sinh tai, kéo tỉa mũi, khăn mặt (vài cái), khăn tắm (mình thì chả cần!)
Giày (1-2 đôi chắc vừa), dép tông
Từ điển Anh-Việt-Anh, kim từ điển (nếu có), sổ tay, cây viết
1 thùng mỳ, nửa ký chà bông, 1 tô có nắp, 1 đôi đũa, 1 thìa (không lại không biết ăn mỳ bằng gì!)
Vitamin C, thuốc cảm cúm, ho, đường ruột
Tiền: 5-10 vạn yên
Đã đến lúc bạn có hành lý gọn nhẹ và thực hành lối sống du mục rồi đấy!